Câu Lạc Bộ Tiếng Nhật
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Câu Lạc Bộ Tiếng Nhật

Câu lạc bộ tiếng Nhật- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông - Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội.


You are not connected. Please login or register

Nhật Bản và Sakura (Hoa Anh Đào Nhật Bản)

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thuytrangulis



[justify] Có lẽ Nhật Bản là đất nước duy nhất trên trái đất đã được lồng vào những biểu tượng khiến người ta hình dung ra ngay được đất nước này mỗi khi có người nhắc đến nó. Chẳng hạn như nói đến Phú Sĩ Sơn (Fuji-mountain) hay nói xứ Phù Tang, xứ sở Mặt trời mọc hoặc xứ của con cháu Thái Dương Thần Nữ thì người ta đều biết ngay là Nhật Bản. Nhưng thật là thiếu sót nếu người ta không nhắc đến một biểu tượng mà tự nó bao gồm được cả không gian lẫn thời gian, bao gồm được cả nét văn hóa nhẹ nhàng thi vị đẹp đẽ của nước Nhật, bao gồm cả một triết lý sống chết cho người dân Nhật. Biểu tượng đó là mùa hoa Anh Đào, Hanami là một từ của người dân Nhật và chỉ được dùng vào tiết mùa xuân , vào dịp cuối tháng 3 đầu tháng 4 lúc mà hoa Anh Đào nở rộ trên khắp mọi nơi của xứ Phù Tang (nhất là trên đảo Honshu, đảo lớn nhất của Nhật Bản). HANA có nghĩa là hoa, MI có nghĩa là nhìn, là xem. Hanami được viết bằng 2 từ Hán-Việt là "Hoa Kiến" tức là thấy hoa, xem hoa, ngắm hoa...Thời gian của Hanami được kéo dài bằng thời gian của mùa hoa Anh Đào nở. Đây là khoảng thời gian mà người dân Nhật tụ tập gia đình, bạn bè tổ chức những buổi picnic ca hát ăn uống vui đùa tại những công viên, dưới những gốc Anh Đào, bên trên hoa nở rộ trắng xóa trên những cành cây. Nhậât Bản không phải là xứ chỉ có hoa Anh Đào nở, họ cũng có những loại hoa khác cũng nở rộ vào tiết mùa xuân, cũng có những bản nhạc ca ngợi "hoa hồng đã nở" (bara ga saita), thế nhưng hanami vẫn mang một ý nghĩa riêng ám chỉ về mùa Anh Đào nở. Phải chăng hoa Anh Đào có một ý nghĩa sâu xa nào đó trong lòng con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Chúng ta hay nói đến các loại cây Đào, hoa Đào nhưng nhiều khi chúng ta không để ý đến sự khác nhau giữa các chủng loại Đào (*). Sakura được viết chữ Hán Việt gọi là cây Anh (** theo tự điển Hán Việt của Thiều Chửu) . Chữ Hán vốn dĩ là một loại chữ tượng hình để ám chỉ mọi sự vật, nên chúng ta cũng tìm hiểu đôi chút về cấu trúc của chữ Anh (đào) này. Chữ Anh trong tiếng Hán bao gồm chữ Mộc (cây) bên trái + 2 chữ Bối (quí giá) bên trên + chữ Nữ (thiếu nữ) ở dưới chữ Bối và ngồi dựa vào chữ Mộc. Chữ viết cũng cho ra một khái niệm về cây Anh Đào, cây được xem như là loại cây quí với hình ảnh nhẹ nhàng của người con gái đứng tựa bên cây. Sakura cũng là một chủng loại của Đào nên vì thế được gọi là Anh Đào để phân biệt với Sơn Đào, Thu Đào, Hàn Đào, Lý Đào ..v..v. Loại hoa này (sakura) còn có tên Nhật khác là Somei Yoshino hay còn được gọi tắt là Yoshino (trên internet thì các trang web thường viết là Yoshino) .

Vào mùa đông cây Anh Đào trụi lá, không một chiếc lá nào có thể ngủ yên trên cành cây qua một mùa đông giá lạnh của Nhật Bản. Xứ Phù Tang có tháng 1 giá buốt, tháng 2 lạnh giá; tháng 3 là tháng giao thời giữa đông và xuân, giữa cái lạnh cuối đông và cái ấm áp đầu xuân, giữa cái ngủ yên và cái cựa mình thức giấc. Đây cũng là lúc cây Anh Đào cựa mình, dụi mắt để đón nàng xuân về khắp mọi nơi trên xứ sở của con cháu Thái Dương Thần Nữ . Vào tuần lễ cuối tháng 3, cây Anh Đào bắt đầu đâm chồi nảy lộc, những mầm nụ đã bắt đầu ra nụ. Nụ nằm yên đó chờ cho tiết trời trở ấm thì bung nở ra hoa. Mỗi nụ hoa thường thì cho ra nhiều đóa hoa. Có nụ cho ra 2 đóa , có nụ cho ra đến 4 - 5 đóa Anh Đào. Cuống hoa Anh Đào màu hồng đậm và thân cuống có màu xanh lá. Mỗi đóa hoa chỉ lớn độ 2-3cm và nở sát vào nhau, nhưng điểm đặc biệt nhất của hoa Anh Đào là mỗi đóa Anh Đào chỉ có đúng 5 cánh hoa nằm cạnh nhau và tạo cho hoa một hình dáng cân đối. Các cánh hoa rất mỏng và mịn, cánh có màu trắng hồng phía ngoài và màu hồng của cánh hoa thường thì đậm hơn về phía nhụy hoa, làm nổi bật các đầu nhụy hoa vàng nằm ngay giữa đóa hoa. Một chút hồng nhạt trên các đầu cánh hoa hay một chút hồng đậm ở dưới cánh hoa cộng với những giọt sương sáng sớm long lanh còn đọng lại trên cánh hoa cũng là những hình ảnh tuyệt vời cho những người chụp ảnh tài tử.

Thông thường hoa Anh Đào nở bung ra vào những ngày cuối tháng 3 (***).Hoa chỉ nở khi thời tiết băùt đầu ấm áp, trời trở lạnh thì sẽ hãm hoa lại, hoa không nở cho đến khi tiết trời ấm lên. Từ lúc hoa Anh Đào nở cho đến khi hoa rụng , thời gian chỉ kéo dài trong khoảng 10 ngày. Một thời gian thật ngắn ngủi và cũng vì thế , mà người Nhật đã ví đời sống họ cũng giống như đời sống ngắn ngủi của hoa Anh Đào. Nhìn hoa nở, xem hoa nở , ngắm hoa nở và rồi thì nhìn hoa rụng , xem hoa rụng, ngắm hoa rụng. Chỉ chừng đó thôi, tưởng chừng như không có gì đặc biệt cả. Thế nhưng mà tất cả sức mạnh của Nhật Bản về mọi mặt ngày nay có được, tất cả đều từ đó mà ra.

Khi hoa Anh Đào nở rộ, thì từ xa người ta chỉ thấy toàn một màu hoa trắng hồng che phủ cả toàn cây. Nếu Anh Đào chỉ là một cây đơn độc, đứng trơ vơ trên một khoảng đất nào đó thì có lẽ xem ra nó cũng chỉ bình thường như các loại cây khác, nhưng khi có dịp nhìn cả một rừng Anh Đào nở như ở Hamanako (Hamamatsu), Shinjuku-koen (Tokyo), Ginkakuji-Tetsugakudo, Tenryuji, Kiyomizu-Dera (Kyoto), Nara-koen (Nara)..v..v. Một hàng Anh Đào nở bên một con sông nhỏ, xa xa ẩn hiện mái đền Thần Đạo hay mái chùa cổ kính hoặc những con rùa đá được đặt nằm giữa dòng sông thì người ta mới cảm được cái đẹp nhẹ nhàng nhưng không kém phần rực rỡ của Anh Đào và cái không gian thiền vị vây quanh. Đấy là cái tâm linh thực sự của người Nhật.

Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa Anh Đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa Anh Đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa Anh Đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành vội, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa Anh Đào nở. Ngaỳ xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không. Những ai đã có dịp xem phim Người chiến binh Samurai cuối cùng (The last Samurai) thì đều có dịp thấy hình ảnh này mà nhà đạo diễn phim đã cố tình cho người xem thấy được cái tinh thần samurai nở trong đóa hoa Anh Đào. Đời sống của hoa Anh Đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa Anh Đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh Anh Đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất. Samurai cũng thế, xem đời sống mình như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp như nhau.

Ngày nay, giai cấp Samurai đã ra đi nhưng tinh thần Samurai trong lòng người dân Nhật hình như vẫn còn đó, khi những mùa xuân Anh Đào vẫn còn nguyên vẹn trên xứ Phù Tang.

Ngoài ra, Anh Đào còn là đóa hoa được nhiều tôn giáo, đảng phái, tổ chức của Nhật chọn làm dấu biểu tượng (logo) cho mình. Như giáo hội Thiên Lý Tenrikyo, một giáo phái khá lớn của vùng Kansai lấy hoa Anh Đào làm biểu tượng cho giáo hội. Năm cánh hoa tượng trưng cho giáo thuyết của Thiên Lý. Mỗi tổ chức đều có những định nghĩa riêng về ý nghĩa biểu tượng của mình. Anh Đào còn biểu hiện cho sự đoàn kết, một cây anh đào dù có nở nhiều hoa đến như thế nào chăng nữa, nó vẫn không làm sao khoe được cái đẹp, cái rực rỡ như một vườn anh đào đang nở. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Câu ca dao dân gian của người Việt Nam lại hết sức phù hợp cho xứ Nhật.

Đôi điều về hoa anh đào mùa xuân Nhật Bản, một chút điểm qua về tâm tư người Nhật, một thoáng qua về hoa anh đào nở. Bây giờ chúng ta hãy cùng bước vào một khu vườn anh đào đang nở, chúng ta có thể nằm im dưới gốc anh đào ngắm hoa hay chúng ta có thể lững thững dạo bộ xem hoa. Thấy hoa, xem hoa và ngắm hoa anh đào như thế, chúng ta sẽ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của chữ "hanami" . Chưa có dịp nhìn hoa Anh Đào nở, chưa có dịp nhìn mùa thu lá vàng Nhật Bản thì thật là khó ai có thể cảm nhận được cái gọi là thần kỳ của Nhật Bản, cái thần kỳ đã đưa đất nước Phù Tang đi lên từ những điêu tàn đổ nát tan hoang sau cuộc đệ nhị thế chiến để họ có được như ngày nay
Very Happy Smile Very Happy I love you

2Nhật Bản và Sakura (Hoa Anh Đào Nhật Bản) Empty Sự tích Hoa Anh Đào Thu Jan 21, 2010 12:57 am

azarashi

azarashi

Cái này chắc cũng đã từng có nhiều người đọc và biết đến rồi, nhưng mình cũng muốn post lên đây ^^
-------------
Ngày xưa ở xứ Phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ ,có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi ,có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi.
Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm :”Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”.
Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”.
Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ , đêm đã tràn ngập trên xóm núi , cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động ,trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ
-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?
Nhìn vào bếp lửa ,chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết
- Chỉ buốn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh,thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế ? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm.không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi
- Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.
Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng ,thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!
Nhưng từ đó ,chàng trai hoàn toàn cô độc. Không samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu …. Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm :”Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…”Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi….đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.

-----------------

Sakura là quốc hoa của Nhật bản. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm. Hoa anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo - samurai - biết chết một cách cao đẹp.

Nhật Bản có câu : "A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai" (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo) . Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mĩ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa.

Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa ''ohanami'' (flower viewing) parties.

Dưới những tán cây anh đào trùng điệp muôn ngàn bông hoa hồng nhạt, người ta uống rượu sake và ca múa, liên hoan thật vui vẻ

http://azarashi.jpopvn.net

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết